Dr. Norman Franz được xem như cha đẻ của hệ thống máy cắt tia nước. Franz là người đầu tiên học cách sử dụng tia nước siêu áp lực (UHP) thành một công cụ cắt vào những năm 1950. Để tạo được kết quả như vậy, Dr. Franz đặt một khối lượng lớn lên một cột nước, tập trung tia nước vào một vòi phun nhỏ. Ông đã nhận được một kết quả là áp suất sinh ra rất cao, trong một số trường hợp còn cao hơn cả áp suất nước đang được dùng lúc đó.
Từ kết quả đó, Dr.Franz phát hiện ra là ông hoàn toàn có thể cắt gỗ và vật liệu khác bằng tia nước như vậy. Tiếp theo ông tìm cách duy trì dòng nước một cách liên tục, nhưng ông không thể duy trì áp suất cao với thời gian dài. Hơn nữa, tuổi thọ của các thiết bị cắt như vậy chỉ tính bằng phút, chứ không phải như ngày nay. Cho dù Dr.Franz chưa bao giờ làm được một cái máy cắt gỗ như vậy, nghiên cứu của ông đã đặt nền móng và được Flow International trân trọng để phát triển hệ thống cắt tia nước.
Sự cống hiến đáng ghi nhận nhất của Flow là trong thời điểm đó (1970) là đã phát triển một mẫu bơm khuếch đại có tính ứng dụng cao. Điều này cho phép công nghệ này được thương mại hóa sử dụng để cắt vải cho áo quần may sẵn.
Dr. Mohamed Hashish
Vào năm 1979, Flow bắt đầu nghiên cứu phương pháp để gia tăng lực cắt của máy để có thể cắt được kim loại và các vật liệu cứng khác. Dr. Mohamed Hashish, được coi như cha đẻ của hệ thống máy cắt tia nước dùng hạt mài, phát minh ra phương pháp trộn hạt mài vào nước. Ông sử dụng hạt mài GARNET, một vật liệu được sử dụng rộng rãi trong giấy nhám. Với phương pháp đó, máy cắt tia nước (có dùng hạt mài) có thể cắt hầu hết các loại vật liệu. Năm 1980, hệ thống cắt tia nước có hạt mài đầu tiên được dùng để cắt thép, kính và bê tông.
Năm 1983, Flow cung cấp cho thị trường chiếc máy cắt tia nước có hạt mài đầu tiên cho việc cắt gương ôtô.
Người cha đỡ đầu của công nghệ này là công nghiệp hàng không và vũ trụ. Tia nước đợc phát hiện là một công cụ cắt lí tưởng để cắt các vật liệu cứng như Inconel, thép không gỉ, titan cũng như các vật liệu tổng hợp nhẹ như sợi cacbon sử dụng cho chiến đấu cơ và ngày nay được dùng cho hàng không. Kể từ đó, máy cắt tia nước dùng hạt mài đã được dùng cho rất nhiều ngành công nghiệp khác như: gia công kim loại, đá, gạch, gương, trong ngành động cơ phản lực, xây dựng, nguyên tử và các nhà máy đóng tàu, …
Mãi đến năm 1986, công nghệ Công nghệ UHP mới mở rộng sang môi trường nhà xưởng và phòng thí nghiệm. Trong năm đó, hệ thống bơm siêu áp lực di động đầu tiên được sử dụng cho các ứng dụng di động như làm sạch công nghiệp, bảo trì đường cao tốc, và các dự án tân trang cơ sở hạ tầng.
Sau đó không lâu, máy cắt tia nước đã tạo được danh tiếng thực sự, khi vào năm 1987, một hệ thống của Flow được sử dụng để cứu “Baby Jessica”, cô bé bị ngã vào một giếng hoang khi chập chững đi lúc 18 tháng tuổi. Hệ thống cắt tia nước sử dụng để đào một đường song song sau đó cắt thủng bức tường của giếng.
Từ cuối những năm 80 và đầu những năm 90, công nghệ cắt tia nước mở rộng ứng dụng và phát triển nhanh chóng. Trên con đường phát triển và trưởng thành, công nghệ này đã trở thành công nghệ máy công cụ cắt, phát triển nhanh nhất trong 5 năm gần đây. Vào năm 2002, Flow phát triển hệ thống cắt Dynamic Waterjet cho phép cắt vật liệu nhanh hơn, không bị gờ, do đó mở rộng khả năng cho các ứng dụng rộng rãi hơn. Ứng dụng cắt gỗ đầu tiên của Dr.Franz nghiên cứu ngày nay chỉ là một ứng dụng nhỏ trong các ứng dụng của công nghệ UHP. Hiện nay, công nghệ cắt tia nước được sử dụng để cắt nhiều loại vật liệu và được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Mọi vật liệu từ nhôm cho đóng tàu, vật liệu tổng hợp cho dụng cụ thể thao, sợi và nhựa sử dụng cho nội thất ôtô, và kể cả đá lót bếp được cắt bởi máy cắt tia nước. Các ứng dụng làm sạch vỏ tàu, bồn dầu, đường cao tốc, động cơ phản lực, thùng ôtô, v.v.... Công nghệ UHP tiếp tục được phát triển sang các ứng dụng mới và sử dụng cho sự phát triển của chính nó.
Ngoclinh.net.vn (st)
Viết bình luận của bạn